Vai trò của một người quản lý trong công ty/doanh nghiệp hay các tổ chức hiện nay không chỉ giới hạn ở việc hướng dẫn và điều phối công việc, mà còn đòi hỏi khả năng xử lý những tình huống thách thức, như việc quản lý nhân viên cứng đầu. Thường thì những nhân viên này sẽ không nghe lời và có thái độ tiêu cực với những công việc được giao. Và nếu bạn muốn tạo ra một môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện, thấu hiểu lẫn nhau, năng suất thì nhất định phải tham khảo 10 cách quản lý nhân viên cứng đầu mà Hà Gia Phát đề cập tại đây.
Nhân viên cứng đầu là như thế nào?
Nhân viên cứng đầu là một trong những trường hợp khó đối phó với các quản lý, các nhà lãnh đạo trong công ty/doanh nghiệp/tổ chức. Họ thường có đặc điểm và tính cách đặc trưng nên bạn có thể dễ dàng nhận dạng họ qua một số thông tin sau đây:
Đặc điểm
Nhân viên cứng đầu là những người không chịu thay đổi quan điểm, thái độ hay hành vi của mình dù có nhận được sự phản bác, chỉ trích hay đóng góp ý kiến từ người khác.
Họ tỏ ra rất tự tin và kiêu ngạo với quan điểm của mình, tin tưởng rằng những quyết định của họ là chính xác và không dễ dàng thay đổi. Khả năng thách thức và đối đầu của họ thường thể hiện qua việc chất vấn quyết định và quyền lực của người quản lý, thậm chí là đặt ra những luận điểm thuyết phục để bảo vệ quan điểm cá nhân.
Chính vì thế mà những người như này có thể gây ra nhiều vấn đề trong công việc như mất lòng tin, xung đột, hiệu quả thấp hay khó hòa nhập với đồng nghiệp.
Một số tình huống thường gặp
Tình huống 1: Thái độ thách thức trong các cuộc họp/dự án của nhân viên cứng đầu.
Trong 1 cuộc họp về dự án quan trọng, một nhân viên bày tỏ ý kiến đối lập với quan điểm của người quản lý về cách triển khai dự án. Anh ta đưa ra luận điểm chi tiết và thách thức đối với việc sử dụng phương pháp hiện tại.
Tình huống 2: Thể hiện sự kiêu ngạo trong Teamwork
Một nhân viên cứng đầu thường tỏ ra kiêu ngạo và khá khó chịu khi nhận phản hồi hoặc chỉ đạo từ người quản lý. Khi nhận xét về dự án của anh ta, anh ta phản ánh thái độ bất mãn và bày tỏ sự không hài lòng với những gì được đề xuất.
Tình huống: Đồng thuận vào cuộc
Một nhân viên cứng đầu thường bày tỏ lòng mong muốn được tham gia vào quá trình ra quyết định quan trọng. Trong một cuộc họp chiến lược, anh ta đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn và thể hiện sự quan tâm sâu sắc về tương lai của công ty.
Hậu quả khi không quản lý được các nhân viên cứng đầu
Các nhân viên cứng đầu là những người không chịu nghe lời, không tuân theo quy định và không hợp tác với đồng nghiệp. Họ có thể gây ra nhiều vấn đề cho công ty, như:
- Xung đột và gây ra hiềm khích giữa các nhân viên: Nhân viên cứng đầu thường tạo ra sự xung đột trong nhóm làm việc và có thể ảnh hưởng đến môi trường làm việc tích cực. Sự không thỏa hiệp và thái độ thách thức có thể làm mất đi môi trường hòa thuận và làm việc nhóm hiệu quả.
- Ảnh hưởng đến tiến độ của dự án: Việc không thể định hướng hoặc quản lý những nhân viên cứng đầu có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc triển khai dự án. Những ý kiến đối lập và sự khó chấp nhận sẽ làm trì hoãn quá trình ra quyết định và thực hiện.
- Năng suất làm việc Teamwork giảm sút: Một số nhân viên có tính bảo thủ, hay khó chịu có thể gây ra sự phân hóa và không hài lòng trong nhóm làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất chung của Team và làm giảm khả năng hợp tác.
- Giao tiếp giữa nhân viên và quản lý kém: Các nhân viên có thái độ khó chịu với quản lý có thể khiến môi trường làm việc trở nên căng thẳng, không hài hòa. Và đương nhiên điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới. Từ đó, làm tăng sự bất đồng, hiểu lầm và làm năng suất làm việc giảm mạnh.
- Mất đi tài năng hoặc những ý tưởng độc đáo: Các nhân viên cứng đầu thường đưa ra những quan điểm, ý kiến một cách tự tin. Có thể những ý kiến này sẽ giúp ích cho công ty. Vì thế, nếu không thể quản lý tốt, tổ chức có thể mất mất đi cơ hội sử dụng kiến thức và tài năng đáng quý của họ. Họ có thể quyết định rời bỏ tổ chức để tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn.
- Có thể tạo ra xu hướng “cứng đầu”: Nếu không quản lý được nhân viên cứng đầu có thể tạo ra sự bất ổn và lo lắng trong tổ chức. Các nhân viên khác sẽ cho rằng người quản lý hoặc nhà lãnh đạo không có đủ năng lực để quản và dẫn dắt họ. Từ đó, làm mất đi “quyền lực” của cấp trên và làm cho xu hướng cứng đầu ngày càng xuất hiện nhiều trong công ty.
=> Xem thêm:
- Kỹ năng quản lý nhân sự của người Nhật
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân
10 cách quản lý nhân viên cứng đầu cho nhà quản trị
Quản lý những nhân viên cứng đầu là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo môi trường làm việc tích cực, hiệu quả và phát triển bền vững của tổ chức. Hà Gia Phát sẽ chia sẻ cho các bạn 10 cách quản lý nhân viên cứng đầu dưới đây để bạn có thể áp dụng và “trị” những nhân viên này nhé:
Chỉ trích hành vi, không phải cá nhân
Một người quản lý tốt nên luôn đặt mục tiêu là giúp cải thiện hiệu suất làm việc và tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Thay vì chỉ trích, phê phán hoặc đánh giá cá nhân, người quản lý nên tập trung vào các hành vi mà nhân viên đó thực hiện.
Bằng cách này, người quản lý có thể thúc đẩy quá trình tương tác tích cực với nhân viên. Bạn cần giải thích rõ ràng về hành vi cụ thể và tác động của nó đối với môi trường làm việc là như thế nào để giúp nhân viên nhận thức và hiểu rõ hơn về tình hình. Không chỉ thế, bạn cũng nên thể hiện sự đồng cảm và luôn mong muốn giúp đỡ họ phát triển. Chỉ như vậy mới khiến nhân viên bị khuất phục và dần tôn trọng, biết cách ứng xử sao cho phù hợp khi làm việc với bạn hơn.
Khuyến khích đóng góp ý tưởng
Khuyến khích nhân viên cứng đầu tham gia đóng góp ý tưởng đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho tổ chức. Sự độc lập và quyết đoán của họ thường mang đến những ý tưởng đa dạng và mới mẻ, giúp mở rộng khả năng sáng tạo và đổi mới của tổ chức. Những ý tưởng này có thể giúp giải quyết những thách thức hiện tại, cải thiện quy trình làm việc, và duy trì tính cạnh tranh.
Hơn nữa, khuyến khích nhân viên cứng đầu đóng góp ý tưởng tạo nên môi trường làm việc tích cực, thể hiện sự tôn trọng và sự quan tâm đối với ý kiến của họ. Sự tham gia và tương tác tích cực cũng thúc đẩy cam kết và sự đồng tình, tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa họ và tổ chức.
Thêm vào đó, việc khuyến khích nhân viên cứng đầu đóng góp ý tưởng cũng giúp cải thiện giao tiếp nội bộ. Họ có khả năng thể hiện ý kiến một cách rõ ràng và tham gia thảo luận một cách xây dựng, từ đó cải thiện quá trình trao đổi thông tin và tạo sự thông tin chia sẻ hiệu quả.
=> Xem thêm: Cách quản lý nhân viên của người Nhật
Lắng nghe và phản hồi một cách bình tĩnh
Khi bạn đối mặt với tình huống nhân viên thể hiện thái độ khó chịu hoặc không đồng tình với quyết định của bạn, một cách tiếp cận quan trọng là lắng nghe một cách chân thành ý kiến của họ. Bạn cần dành thời gian để thấu hiểu góc nhìn và tình hình mà họ đang trải qua. Sau đó, hãy suy xét kỹ càng và cân nhắc trước khi đưa ra nhận xét và phản hồi của bạn.
Trong quá trình này, một điểm quan trọng cần nhớ là duy trì thái độ điềm tĩnh. Dù người đối diện có thể trở nên tức giận hay căng thẳng, việc giữ cho bản thân bạn điềm tĩnh sẽ giúp duy trì một không gian thảo luận xây dựng. Điều này cũng cho thấy bạn đang tôn trọng ý kiến và cảm xúc của họ. Đồng thời, cũng thể hiện rõ bạn là người có EQ cao, biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Khi có căng thẳng, hãy chuyển thành thảo luận
Trong tình huống khi các nhân viên cứng đầu kiên định với ý kiến của họ và có xu hướng hạ bệ các ý kiến đóng góp khác, cường độ cuộc họp có thể tăng lên và dẫn đến sự căng thẳng trong không gian thảo luận.
Như một người quản lý và lãnh đạo, vai trò của bạn là làm cho bầu không khí trở nên dịu hơn và biến cuộc tranh luận thành thảo luận để ý kiến của mọi người được lắng nghe và được thấu hiểu.
Một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng như sau:
- Đặt câu hỏi mở: Đặt câu hỏi mở để khám phá sâu hơn về quan điểm của họ và tìm hiểu lý do tại sao họ ủng hộ ý kiến đó. Điều này có thể giúp họ suy nghĩ sâu hơn và thúc đẩy sự thảo luận.
- Tạo liên kết: Liên kết ý kiến của họ với những ý kiến và đóng góp khác trong cuộc họp. Điều này giúp tạo ra sự tương đồng và kết nối giữa các ý kiến khác nhau.
- Khuyến khích tư duy đa dạng: Khuyến khích các thành viên thể hiện ý kiến đa dạng và khuyến khích việc đưa ra các góc nhìn khác nhau về vấn đề.
- Trung lập và xây dựng: Điều hướng cuộc thảo luận theo hướng xây dựng thay vì căng thẳng. Tạo không gian cho các ý kiến được bàn luận và đưa ra lý lẽ cơ bản.
- Tóm tắt và tập trung vào điểm chung: Sau khi nghe tất cả mọi người, hãy tóm tắt những điểm chung và nêu ra các khía cạnh tích cực của từng ý kiến. Điều này giúp tạo một tầm nhìn chung và khuyến khích sự đồng tình.
Đề xuất giải pháp tốt hơn
Cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả khi họ vẫn cố chấp cho rằng phương pháp của mình là tốt nhất đó là bạn – người quản lý cần trình bày một giải pháp tốt hơn.
Trước hết, hãy lắng nghe ý kiến của nhân viên để hiểu rõ quan điểm họ đã đưa ra. Điều này có thể bắt đầu bằng việc thảo luận về ưu điểm, nhược điểm và % thực hiện thành công của phương pháp.
Sau khi có cái nhìn đa chiều về vấn đề, bạn có thể tự tin trình bày ý kiến và đề xuất của mình. Trong quá trình này, hãy tự đánh giá và nhận xét một cách công bằng như với ý kiến của nhân viên.
Đồng thời, tham khảo nhận xét, ý kiến từ các nhân viên khác về đề xuất của mình. Hãy hỏi xem liệu họ có cảm nhận rằng phương pháp của bạn thực sự có thể hiệu quả hơn hay không. Sự phản hồi từ những người khác trong nhóm có thể giúp định hình một góc nhìn chung và cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Bằng cách tiếp cận này, bạn có thể tạo ra một quá trình thảo luận tương tác và thay đổi quan điểm của nhân viên cứng đầu.
Giữ liên lạc thường xuyên và chia sẻ thông tin
Giữ liên lạc thường xuyên và chia sẻ thông tin là cách quản lý nhân viên cứng đầu hiệu quả mà nhất định bạn phải áp dụng. Bởi phương pháp này mang đến một số lợi ích như sau:
- Tạo niềm tin và sự thấu hiểu: Khi bạn duy trì liên lạc thường xuyên với nhân viên cứng đầu, bạn có thể xây dựng niềm tin và sự thấu hiểu. Từ đó, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc thể hiện ý kiến và góp ý.
- Tránh sự bất ngờ: Chia sẻ thông tin thường xuyên giúp tránh tình huống nhân viên cứng đầu cảm thấy bị bất ngờ bởi các thay đổi hoặc quyết định. Khi họ được thông báo sớm về các thay đổi, họ có thể chuẩn bị tâm lý và tìm cách thích nghi.
- Tạo sự minh bạch: Việc chia sẻ thông tin về mục tiêu, kế hoạch và tình hình tổ chức giúp tạo ra sự minh bạch và hiểu rõ hơn về hướng đi của tổ chức. Như vậy, có thể làm giảm sự nghi ngờ và lo lắng của nhân viên cứng đầu.
- Tạo cơ hội thảo luận: Khi được sếp liên lạc thường xuyên, nhân viên cứng đầu có thể dễ dàng hỏi và đưa ra câu hỏi, giúp họ hiểu rõ hơn về vấn đề và tạo sự thấu hiểu chung.
Thực hiện theo chính sách của công ty
Thông thường, mọi công ty và doanh nghiệp đều có những quy định và chính sách cụ thể để quản lý và quản trị nhân viên một cách hiệu quả. Các quy định và chính sách cung cấp cơ sở cho việc thương thảo và giải quyết mâu thuẫn, từ đó giúp tạo ra sự công bằng và thống nhất trong tổ chức.
Chính vì thế, trong những tình huống xung đột căng thẳng, bạn có thể tham khảo những quy định trong chính sách của công ty để xây dựng lập luận và tiếp cận nhân viên.
Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ được những quy định trong công ty và không còn cố chấp như trước.
Xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng
Xây dựng một chế độ thưởng phạt rõ ràng có thể góp phần vào việc quản lý nhân viên cứng đầu một cách tốt hơn. Bởi chúng giúp tạo sự minh bạch, khuyến khích các hành vi tích cực, đóng góp cho sự phát triển của công ty/tổ chức. Đặc biệt, chế độ này có thể áp đảo các hành vi tiêu cực nhờ vào các hình phạt được đưa ra.
Tuy nhiên, không phải cứ xây dựng chế độ thưởng phạt là bạn có thể áp dụng thành công. Các nhà quản lý, lãnh đạo phải biết cách thiết lập khôn ngoan sao cho thúc đẩy nhân viên phát triển và đảm bảo sự công bằng, minh bạch của hệ thống. Nếu thực hiện được điều này, các nhân viên bảo thủ sẽ có thái độ tích cực và bớt “báo” hơn.
Mềm, cứng linh hoạt
Quản lý những nhân viên cứng đầu đòi hỏi khả năng linh hoạt và tư duy ứng biến. Khi họ lần đầu vi phạm quy định hoặc phạm lỗi đơn giản, bạn nên nhắc nhở và khuyến khích họ để sửa sai. Tuy nhiên, nếu bạn đã cho họ nhiều cơ hội để sửa đổi nhưng vẫn không thấy sự thay đổi, và việc này ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, bạn cần quyết định sa thải một cách dứt khoát.
=> Xem thêm: Quản trị nhân sự thời 4.0
Trao đổi, bàn bạc với bộ phận HR
Bộ phận HR (Phòng nhân sự) là bộ phận chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến con người trong tổ chức, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, thưởng phạt, phát triển và đặc biệt là quản lý nhân viên. Không chỉ thế, phòng HR cũng là cầu nối giữa nhân viên và ban lãnh đạo, giải quyết các vấn đề và mâu thuẫn trong quá trình làm việc.
Do đó, với tư cách là nhà lãnh đạo hoặc một người quản lý, bạn có thể trao đổi với phòng nhân sự để tìm ra cách đối phó với nhân viên cứng đầu. Họ sẽ đưa ra lời khuyên, các giải pháp hiệu quả để giúp bạn xử lý chuyện với người nhân viên kia một cách êm đềm nhất.
Như vậy, Hà Gia Phát đã giúp các bạn biết được 10 cách quản lý nhân viên cứng đầu. Hy vọng rằng bạn có thể áp dụng thành công và tạo ra môi trường làm việc thân thiện, chan hòa, nơi các nhân viên không phải lo lắng về bầu không khí căng thẳng giữa người quản lý và các nhân viên bảo thủ.