Có vô số nguồn thông tin có thể giúp bạn trở thành nhà tuyển dụng tốt hơn. Nhưng, chắc chắn không có nhiều nguồn thông tin chú trọng đến vấn đề xây dựng “thương hiệu tuyển dụng”. Các công ty nhân sự lớn thậm chí còn tổ chức bình chọn thương hiệu nhà tuyển dụng của năm” nhưng thực tế, nhiều người chưa nhận ra sức mạnh thực sự của một “thương hiệu tuyển dụng” có thể mang lại. Thương hiệu tuyển dụng = vị trí xã hội của bạn Mỗi nhà tuyển dụng đều có một thương hiệu nhất định, đó là những gì ứng viên cần tìm.
1. Thiếu đầu tư vào profile trên mạng xã hội.
Một hồ sơ trên mạng xã hội có thể nói lên rất nhiều thứ về bạn. 76% ứng viên mỗi khi muốn ứng tuyển cho một công việc sẽ có vài bước tìm hiều về công ty và về người tuyển dụng. Họ sẽ có những nhìn nhận, đánh giá của bản thân họ về bạn, sau đó sẽ quyết định có nên đáp lại tin tuyển dụng hay không.
Vậy, ứng viên tìm kiếm điều gì trong hồ sơ cá nhân trực tuyến của bạn? Họ tìm kiếm những kỹ năng tuyển dụng bạn có được, kiến thức của bạn trong lĩnh vực công việc có cùng “chuyên môn” với họ? vvv. Quan trọng hơn, những nhận xét chính xác, thấu đáo, chin chắn trong những dòng status thay vì “rêu rao” cũng góp phần quan trọng trong quyết định của ứng viên.
2. Không xây dựng một profile công ty trên các trang tuyển dụng
Hầu hết ứng viên sẽ vào thẳng những website tuyển dụng để tìm công ty họ ưng ý. Sở hữu một hồ sơ công ty trên những trang tuyển dụng này là một trong những ưu tiên của nhà tuyển dụng. Ứng viên sẽ tin tưởng hơn khi ứng tuyển cho một công ty dễ tìm thấy trên mạng hơn là một công ty khiến họ không thể tìm thấy trên internet.
3. Xuất hiện trong danh sách tìm kiếm
Hãy Google nhanh từ khóa “tên bạn + tuyển dụng” và xem danh sách 10 kết quả tìm kiếm trên trang đầu của google là gì. Nếu tên bạn xuất hiện trong top 5, bạn đang làm tốt công tác xây dựng thương hiệu, nếu không, cần phải xem lại hồ sơ online của bạn đã đủ hấp dẫn?
4. Không có tín nhiệm từ bên thứ 3
Các chuyên gia về thương hiệu luôn có những bằng chứng chứng minh thực lực của họ. Họ viết bài, dẫn lời bình, cho những lời khuyên tốt, vvv. Nếu muốn ứng viên quan tâm nhiều hơn, đây cũng là những việc bạn nên làm. Tự xây dựng cho mình “cẩm nang tuyển dụng trực tuyến” cho công ty của bạn là một trong những cách giúp ứng viên biết đến bạn.
5. Thiếu những nhận xét tốt từ ứng viên
Nhân viên được tuyển dụng đúng vị trí, phù hợp với công ty chắc chắn sẽ vui lòng viết vài dòng nhận xét về bạn và công ty. Mức độ hài lòng càng nhiều thì cơ hội những ứng viên tiềm năng sẽ tìm đến với bạn nhiều hơn. Ứng viên giỏi mong đợi làm việc với một người tuyển dụng cũng chuyên nghiệp như họ. Hãy chứng tỏ điều đó với họ qua những nhận xét từ nhân viên bạn đã tuyển dụng thành công.
6. Một thương hiệu tuyển dụng không có thực
Mỗi công ty có cho mình một “thương hiệu” tuyển dụng riêng. Điều này thực sự tồn tại, tùy thuộc một phần vào các nhà tuyển dụng. Ứng viên trong thời đại số không mong đợi bạn hoàn hảo, họ cần bạn là có thực, và trung thực. Cho họ những thông tin, hình dung khi họ làm việc với bạn trong công ty, và họ sẽ quyết định dễ dàng hơn. Không có thông tin rõ ràng, mặc nhiên công ty và bạn sẽ bị đưa vào danh sách điẻm trừ của ứng viên.
7. Dài dòng, sao chép, thổi phồng miêu tả công việc
Nếu bạn không thể diễn tả rõ ràng điểm bạn cần một ứng viên đáp ứng, bản mô tả công việc dài dòng, bạn chỉ chứng tỏ bạn không biết rõ về công việc bạn đang làm. Ứng viên thời nay mong muốn những bản mô tả công việc hấp dẫn, hãy bắt kịp xu hướng để không đánh mất ứng viên tiềm năng.
Dù có muốn hay không, trên đây là những điểm các nhà tuyển dụng đang lơ là và làm giảm uy tín tuyển dụng của công ty, đồng thời làm giảm khả năng có được những ứng viên giỏi.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng không tốn kém, nhưng đòi hỏi thời gian và sự quan tâm.
=> Xem thêm: