Chốn công sở là nơi rất dễ gây mít lòng bởi những câu nói tưởng chừng như vô hại nhất là khi nói chuyện với sếp. Hãy cẩn thận và nên tránh những câu nói sau bạn nhé.
1. Anh/chị sai rồi
Khi bạn nhận thấy sếp hoặc cấp trên của mình mắc phải sai lầm và bạn nhanh chóng lên tiếng phản bác và chỉ trích công khai những điều đấy thì bạn đã vô tình khiến sếp của bạn có thành kiến không tốt về bạn và sẽ bỏ qua bạn trong một số trường hợp mà không cần biết lí do là gì. Thay vào đó, bạn hãy gợi ý cho sếp bằng những câu nói ẩn ý hoặc làm cho họ tự nhận ra cái sai của chính họ và sửa chữa. Bạn nên nhớ một người sếp luôn có lòng tự tôn rất cao, nếu họ bị chính cấp dưới của mình chỉ ra những lỗi sai, họ sẽ cảm thấy không hài lòng và thậm chí rất gay gắt với bạn. Và bạn thấy rồi đấy, cho dù việc bạn làm là tốt nhưng hậu quả thì lại không như bạn nghĩ. Vì thế hãy cẩn thận trong lời nói nhé.
2. Tôi không thể
Nếu bạn được giao một việc gì đó thì thái độ “có thể” luôn được đánh giá cao hơn là câu nói “tôi không biết”. Cho dù thực tế bạn không biết đi nữa nhưng nếu bạn thể hiện rằng mình sẽ cố gắng mặc dù năng lực bản thân không biết những việc đó thì bạn sẽ được cấp trên đánh giá tốt, còn nếu bạn cứ nói thẳng ra rằng bạn không biết gì về vấn đề ấy cả thì bạn sẽ bị đánh giá là nhút nhát, thiếu tự tin và không có ý chí cầu tiến. Do vậy bằng mọi giá hãy nói “tôi có thể” trong mọi việc và cố gắng làm việc đó thật tốt nhé.
3. Đó có phải việc của tôi đâu
Khi được giao một công việc khác ngoài chuyên ngành của bạn, thay vì than vãn rằng “đó không phải là việc của tôi” và tìm mọi cách né tránh thì hãy cố gắng làm tròn việc được giao bạn nhé. Vì tính chất công việc trong môi trường hiện nay, một người sếp luôn muốn tận dụng hết tất cả các khả năng của một người nhân viên, bạn càng năng động và linh hoạt thì sẽ càng dễ chiếm được cảm tình của cấp trên nhiều hơn. Hãy cố gắng tránh nói những câu lãng tránh trách nhiệm như vậy nhé. Có rất nhiều người khi tuyển vào không làm được trọn vẹn đúng chuyên ngành của mình như lúc ứng tuyển, không chỉ riêng mình bạn.
4. Không
Hạn chế buông những từ cụt lủn và gây ác cảm với người đối diện khi đang đối thoại nhé. Thay vào đó nên đi kèm với những từ phụ trợ cho lời nói của bạn để làm mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn.
5. Tôi sẽ cố
Một vài người cho rằng đây là câu trả lời chấp nhận được. Tức là chúng ta đều sẽ cố làm tốt nhất có thể. Nhưng nó sẽ khiến cấp trên của bạn cảm thấy không chắc chắn. Vì khi giao việc, họ đã tin tưởng vào bạn rồi, rằng bạn sẽ hoàn thành trong thời gian nhất định.
Hãy thử tưởng tượng bạn hỏi: “Ông sẽ ký duyệt lương cho tôi vào ngày 15 chứ?”, và sếp bạn trả lời “Tôi sẽ cố”.
7. Ở chỗ làm cũ, chúng tôi không làm thế
Đừng nên so sánh chỗ làm cũ với chỗ làm hiện tại, vì nó cho thấy sự thách thức và xem thường công việc của bạn hiện tại. Không sếp nào thích người biết tuốt, và bạn phải thật tế nhị nếu như muốn sếp biết cách làm tốt hơn ở chỗ cũ của bạn đã làm.
8. Tôi không thể làm việc với anh ta/cô ta
Trong công việc và mọi hoạt động khác thì yếu tố hòa hợp, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau luôn là điều tiên quyết để dẫn đến thành công. Nếu bạn đơn độc, bạn sẽ không thể làm được gì. Vì thế điều ưu tiên hàng đầu khi các sếp đánh giá nhân viên đó là họ có hòa hợp với mọi người trong công ty hay không. Nếu bạn hay than vãn rằng tôi không thể làm việc với anh này/cô kia thì rất có khả năng bạn sẽ tạo ấn tượng xấu về bạn với người khác đấy. Hãy cố gắng hòa hợp vui vẻ và cùng nhau làm việc để tạo dựng một môi trường thân thiện và thành công.
9. Sao cô ta lúc nào cũng được…?
Đố kỵ là điều thường hay xảy ra nơi làm việc. Nhưng đó lại là một tính xấu mà bạn cần sửa chữa. Một người luôn đố kỵ ganh ghét người khác, hơn thua nhau trong khi năng lực mình không bằng người đó thì chỉ là những kẻ thất bại.
10. Vài ngày tới là tôi đi nghỉ rồi nhé/Mai tôi sẽ về nhà sớm
Đừng nói với sếp là bạn sẽ đi nghỉ, hoặc sẽ rời văn phòng sớm. Hãy hỏi họ thật lịch sự. Dĩ nhiên, bạn không phải trẻ con để nói những câu như: “Tôi có thể xin phép nghỉ thứ Hai và thứ Ba không?”. Thay vào đó, bạn có thể nói: “Tôi có kế hoạch xin nghỉ thứ Hai và thứ Ba. Và tôi muốn đảm bảo là anh không thấy vấn đề gì với việc đó”.
Trên đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình về cách ứng xử khi làm việc, còn rất nhiều chuyện phức tạp khác nơi công sở mà bạn cần phải đối mặt. Cho dù có khó khăn thế nào thì bạn cũng nên bình tĩnh và tìm phương án giải quyết nhé. Và luôn nhớ một điều, khi cư xử với sếp thì phải thật cẩn trọng trong mọi hành vi, vì đó có thể liên lụy đến công việc của bạn đấy.
=> Xem thêm: